Có lẽ sau AFF Suzuki Cup 2016, Công Vinh sẽ bắt đầu suy nghĩ việc chia tay ĐTQG. Rồi ai đủ khả năng thay thế vai trò sát thủ mà CV9 để lại? Liệu Công Phượng có đủ khả năng?
Điểm tương đồng của Công Vinh và Công Phượng
Họ đều từng ra nước ngoài thi đấu.
Năm 2009, Công Vinh đã sang Bồ Đào Nha để thi đấu cho CLB Leixoes. Đến
năm 2013, CV9 lại tiếp tục xuất ngoại khi đầu quân cho Sapporo của Nhật
Bản. Còn Công Phượng, năm 2015, anh được bầu Đức “gả” cho Mito Hollyhock
tại giải J-League 2.
Cả hai luôn thu hút lượng lớn fan hâm mộ.
Dù xuất hiện trên sân hay tại các địa điểm công cộng, Vinh và Phượng
luôn được săn đón để chụp hình hoặc xin chữ kí. Người hâm mộ nhiều nhất
của họ có lẽ là các fan nữ xinh đẹp.
Họ đều có khả năng sút phạt tốt.
Đã rất nhiều lần CV9 và Công Phượng đứng trước quả phạt từ ngoài vòng
16m50. Cùng sở hữu chân phải khéo léo, những cú cứa lòng của 2 tiền đạo
xứ Nghệ luôn là thách thức đối với các thủ môn đối phương.
Họ đều là tiền đạo xoay trở tốt trong vòng cấm.
Công Vinh luôn làm tốt nhiệm vụ của một sát thủ vòng cấm, kể cả khi anh
quay lưng về phía khung thành đội bạn. Công Phượng giỏi ở kĩ thuật cá
nhân, rê bóng và luồn lách trong phạm vi hẹp là một thế mạnh của tiền
đạo trẻ này.
Cả hai đều là “sát thủ vòng cấm”.
Người ta vẫn nói CV9 thua “cậu bé vàng Việt Nam” Văn Quyến trước kia về
kĩ thuật và tốc độ. Nhưng nói về khả năng dứt điểm, chắc hẳn Vinh cũng
chẳng thua gì so với Quyến. Tính riêng tại V-League Công Vinh đã có hơn
100 bàn thắng. Đồng thời anh là tiền đạo ghi được nhiều bàn nhất cho
ĐTQG.
Còn đối với Công Phượng, anh đã cho khán
giả Việt Nam chiêm ngưỡng những bàn thắng siêu phẩm, đặc biệt là những
bàn solo độc diễn dù tuổi đời còn rất trẻ.
Công Phượng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nếu muốn được như Công Vinh
Vai trò thủ lĩnh được
Công Vinh thể hiện tròn vai trong màu áo ĐTQG. Anh luôn tạo được một
hình ảnh đàn anh gương mẫu trong mắt các đồng đội. Tính cần cù trong thi
đấu, hòa nhịp với mọi đội hình, mọi huấn luyện viên, hết mình vì đội
tuyển và sự nghiêm túc trong tập luyện là những điểm đáng chú ý của
Vinh.
Đối với Công Phượng, anh sẽ phải thay
đổi nhiều về phong cách chơi mới có thể hòa nhập được vào cái chung. Lên
tuyển quốc gia sẽ phức tạp hơn nhiều so với U19 trước đây. Nếu cứ ham
rê dắt, Phượng sẽ bị bỏ rơi và lạc lõng ngay trên sân đấu.
Khả năng dứt điểm bằng đầu là
một điểm nổi bật của Công vinh. Tuy chiều cao không hơn Công Phượng,
nhưng sức bật và lắc đầu tốt khiến CV9 có nhiều vũ khí tấn công hơn đàn
em đồng hương xứ Nghệ. Còn Phượng, ít khi khán giả được thấy anh bật cao
hoặc băng cắt đánh đầu như CV9.
Nhãn quan chiến thuật là
một điểm cộng của CV9 trong mắt các huấn luyện viên. Vinh có thể đá cắm
trên cao hoặc di chuyển rộng dạt biên để lôi kéo hàng phòng ngự đối
phương. Từ đó các vị trí khác trên sân sẽ có khoảng trống để tỏa sáng.
Ngược lại, Phượng hay đá theo kiểu có bóng là “cắm đầu cắm cổ” đi bóng
để tung cú sút.
Nhưng Công Phượng cũng có những điểm mạnh hơn Công Vinh
Khả năng sút xa là một
điểm mạnh của Công Phượng. Những cú ghi bàn từ xa của Phượng vào lưới
U19 Hàn Quốc hay Australia là những bàn thắng mà CV9 không có nhiều
trong sự nghiệp thi đấu. Có một Công Phượng tài năng thiên bẩm về đi
bóng và sút xa đẹp mắt làm mê lòng khán giả.
Được đào tạo từ nhỏ trong lò HAGL Arsenal JMG, môi
trường luyện tập chuyên nghiệp “kiểu Arsenal” là một lợi thế của Công
Phượng. Cũng bởi vì điều này mà lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh
được khán giả Việt Nam say mê. Các cầu thủ trẻ của bầu Đức thi đấu đẹp
mắt và có lối chơi cực kì hiện đại và bài bản.
Công Phượng xuất ngoại sớm hơn Công Vinh.
Khi Công Vinh qua Bồ Đào Nha thi đấu cho Leixoes thì anh cũng đã 24
tuổi, còn Phượng qua Nhật Bản khi mới tròn 20. Đó có thể là một lợi thế
lớn vì Phượng được tiếp xúc sớm với nền bóng đá phát triển từ Nhật Bản
từ sớm để bổ sung cho tài năng.
Hi vọng trong tương lai, Công Phượng sẽ phát triển bản thân hơn nữa để sớm cống hiến và đem về những vinh quang mới cho ĐTQG./.