Theo
nghĩa của tiếng Tagalog – ngôn ngữ mẹ đẻ của 1/3 dân số Philippines thì
Azkals có nghĩa là những chú chó đường phố. Tại Philippines, những chú
chó hoang thường lang thang vệ đường cũng được gọi là Askal.
Lấy cảm hứng từ đó, vào năm 2005, một
cổ động viên sống ở khu phố Calle Azul đã gợi ý lấy tên Azkal trở thành
biệt danh của đội tuyển quốc gia đất nước này. Ban đầu biệt danh này vấp
phải sự phản đối của một bộ phận người hâm mộ vì ý nghĩa có phần đường
phố nhưng sau cùng tất cả cũng đã đồng thuận với biệt danh Azkals dành
cho Philippines.
Ngoài ra ở thời điểm đặt biệt danh cho
Philippines, đội tuyển cũng rời vào tình cảnh “cơ nhỡ”. Các tuyển thủ
không được chú ý, thiếu đơn vị tài trợ và phải vất vưởng trong những
khách sạn giá rẻ trong các giải đấu mà họ tham dự.
2. Thái Lan: War Elephants
Voi
là biểu tượng quan trọng trong xã hội Thái Lan hiện tại cũng như nhiều
thế kỷ trước đó. Loài động vật này ảnh hưởng và có một tác động đáng kể
vào văn hóa quốc gia này cũng như của cả dân tộc. Đến thời điểm hiện
tại, Voi Thái cũng là biểu tượng chính thức của quốc gia này. Và vì thế
người ta gọi Thái Lan là Bầy voi chiến.
3. Singapore: The Lions
Biệt
danh The Lions (những chú sư tử) mang ý nghĩa lịch sử với sự ra đời và
phát triển của Singapore. Sang Nila Utama, người thành lập và định danh
cho Singapore cổ đại là thành phố sư tử. Và cho đến nay, hình ảnh loài
vật này vẫn là một trong những biểu tượng của đất nước Singapore.
Năm
1986, đầu sư tử cũng trở thành biểu tượng của đất nước Singapore. Và
không ngạc nhiên, đội tuyển từng 4 lần vô địch AFF Cup cũng tự hào lấy
biệt danh cho mình là những chú sư tử.
4. Malaysia: Harimau Malaysia
Harimau
Malaysia, hay được gọi là hổ Mã Lai sinh sống chủ yếu ở vùng phía nam
và trung tâm bán đảo Malaysia. Tính đến năm 2013, số lượng Hổ Mã Lai
trưởng thành là 250 – 340 con nhưng đang có xu hướng giảm và được đưa
vào diện bảo vệ đặc biệt.
Hổ Mã Lai được xem là con vật
quốc gia của Malaysia. Hình ảnh loài hổ tượng trưng cho lòng dũng cảm và
sức mạnh của người dân đất nước này hiện diện trong những huy hiệu của
các tổ chức đất nước này như Cảnh sát Hoàng gia Malaysia, LĐBĐ Malaysia
hay ĐTQG Malaysia.
5. Campuchia: Kouprey
Kouprey
có nghĩa là bò xám. Theo tiếng Khmer còn gọi là trâu. Một loài vật
hoang dã xuất hiện chủ yếu ở miền Bắc Campuchia. Kouprey có thể hình cao
lớn, chân dài, một bướu lại và dài sừng. Giống như Malaysia, Campuchia
chọn loài vật vốn là đặc trưng của quốc gia làm biệt danh cho đội tuyển
quốc gia đất nước này.
6. Myanmar: White Angels
Nhiều
nguồn cho biết biệt danh White Angels (thiên thần trắng) xuất phát từ
màu áo trắng của đội tuyển này trong giai đoạn đỉnh cao từ năm 1965 đến
1973 khi họ vô địch từ giải này sang giải khác ở đấu trường Đông Nam Á. Ở
một nguồn khác, người ta cho rằng Angels (thiên thần) ở đây mang màu
sắc tâm linh. Đó là sinh vật mà người Myanmar hay gọi là Nat, mang lại
may mắn hoặc sẽ trừng phạt ai đó theo sai bảo của nhà vua.
7. Indonesia: Garudas
Biệt
danh của đội bóng này được dựa trên hình ảnh Garuda – loài chim thần
thoại trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Trong Ấn Độ giáo,
Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu hình bằng một
con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng.
8: Việt Nam: Golden Stars
Đội
tuyển Việt Nam được FIFA cũng như nhiều giải đấu quốc tế gọi với biệt
danh Golden Stars (Những ngôi sao vàng) xuất phát từ quốc kỳ trên ngực
áo của đội tuyển. Biệt danh này ngày càng được nhiều người biết tới, đặc
biệt là sau những thành công của các đội tuyển Việt Nam ở đấu trường
châu lục và thế giới.
Tại giải U19 châu Á cũng như trước
thềm AFF Suzuki Cup, hai huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Hữu
Thắng cũng nói với các học trò rằng đội tuyển không có ngôi sao. Chỉ có
duy nhất một ngôi sao, đó là trong lá quốc kỳ in trên trước ngực của các
tuyển thủ.
Nguồn bongdaplus